Lớp phủ được tạo thành sau quá trình mạ kẽm nhúng nóng như một chiếc áo khoác bên ngoài bảo vệ thép chống lại quá trình oxi hóa của không khí. Nó là lớp hợp kim kẽm – sắt, được tạo thành sau phản ứng và gần như trở thành một phần bản thân của thép.
Trong một thí nghiệm người ta tiến hành cắt ngang lớp phủ mạ kẽm và quan sát các lớp cấu tạo bên trong. Cấu trúc của lớp mạ kẽm nhúng nóng bao gồm ba lớp kim loại và một lớp kẽm kim loại thuần khiết.
- Lớp Gamma mỏng được cấu tạo từ 75% kẽm và 25 % sắt.
- Lớp Delta được cấu tạo từ 90% kẽm và 10 % sắt.
- Lớp Zeta được cấu tạo từ 94% kẽm và 6% sắt.
- Lớp Eta bên ngoài có thành phần từ kẽm nguyên chất.
Ngoài tính chất hóa học của mỗi lớp, con số này còn được xác định độ cứng của mỗi lớp được biểu diễn như một Kim tự tháp kim cương (DPN). DPN là một biện pháp tiến bộ về độ cứng, con số biểu thị càng cao thì tương đương với độ cứng càng lớn. Tính dẻo dai, tính dính kết hợp và độ cứng làm cho lớp áo mạ kẽm nhúng nóng bên ngoài của thép có khả năng che chắn cao, chống lại những trầy xước va đập trong quá trình di chuyển, giảm thiểu tối đa khả năng hư hỏng của vật liệu. Đồng thời, độ cứng của các lớp bảo vệ vật liệu thoát khỏi sự mài mòn của môi trường bên ngoài.
Độ dày của lớp mạ kẽm nhúng nóng chịu sự ảnh hưởng của thành phần hóa học của thép, điều kiện bề mặt thép, nhiệt độ bể kẽm, tỉ lệ rút nước và tỉ lệ làm mát. Thành phần hóa học của thép được mạ kẽm rất quan trọng, lượng silic và photpho trong thép ảnh hưởng đến độ dày và bề ngoài của lớp phũ mạ kẽm. Ngoài ra hàm lượng cacbon, lưu huỳnh và mangan có trong thành phần của thép cũng có thể ảnh hưởng đến độ dày của lớp phủ mạ kẽm. Một số tiêu chí để lựa chọn thép đạt chất lượng: Lượng cacbon có trong thành phần hóa học phải thấp hơn 0.25%, photpho ít hơn 0.04%, mangan ít hơn 1.35%, silic dưới 0.04% hoặc giữa 0.15% và 0.25%. Tuy vậy, rất khó để có thể cung cấp được chất lượng thép hoàn hảo.
Sau khi kết thúc quá trình mạ kẽm nhúng nóng, thay vì xuất hiện một lớp bóng bám trên bề mặt vật liệu thì lớp mạ kẽm sẽ có màu xám đậm, mờ hoàn thiện. Lớp phủ màu xám đậm và mờ này sẽ giúp cho vật liệu có hình dáng tươi sáng và không bị ảnh hưởng bởi quá trình oxi hóa của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, độ sáng bóng và màu sắc của phủ lớp mạ kẽm bên ngoài cũng không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chống ăn mòn. Một thời gian lớp phủ có thể ngã màu trở nên xám xỉn nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng đến tuổi thọ vốn có của vật liệu, bởi tuổi thọ của vật liệu phụ thuộc trực tiếp vào độ dày của lớp mạ kẽm.
Thật vậy, thép sau khi trãi qua quá trình mạ kẽm nhúng nóng, lớp phũ mạ kẽm đã trở thành chiếc áo khoác dày dặn chống lại mọi tác nhân bên ngoài. Chẳng ngại nắng gió, va đập.