Trước hết, mạ kẽm là hình thức mạ một lớp kẽm lên bề mặt kim loại để tạo một lớp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn, hoen gỉ. Không những thế, mạ kẽm còn giúp tăng thêm tính thẩm mĩ cho sản phẩm từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Mạ kẽm được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp bởi công đặc tính chống ăn mòn và hoen gỉ của nó. Việc mạ kẽm dần trở thành một bước không thể thiếu đối với các sản phẩm có bề mặt kim loại. Mạ kẽm được ứng dụng trong các lĩnh vực như: viễn thông, xây dựng, các ngành công nghệ cao, sản xuất thiết bị gia dụng, đóng tàu,…
Hiện nay, ta có một số phương pháp mạ kẽm phổ biến như mạ kẽm lạnh, mạ kẽm nhúng nóng và mạ kẽm điện phân. Mạ kẽm lạnh là phủ lên bề mặt kim loại một lớp kẽm mỏng như một lớp sơn bằng phương pháp phun trực tiếp với áp lực cao dung dịch kẽm lỏng ở nhiệt độ thường lên các chi tiếp được xử lí bề mặt kĩ lưỡng. Kẽm bám chắc lên bề mặt chi tiết nhờ các phụ gia được thêm vào trong dung dịch kẽm. Đối với mạ kẽm nhúng nóng, người ta nhúng chi tiết vào trong dung dịch kẽm nóng chảy. Phương pháp này được sử dụng phổ biến hơn cả bởi tính đơn giản và hiệu quả cao. Mạ kẽm điện phân là phương pháp mạ tạo một lớp kết tủa kẽm trên bề mặt kim loại. Phương pháp này giúp tăng độ cứng và tính dẫn điện cho kim loại, thường được sử dụng cho các sản phẩm có độ chính xác cao.
Quy trình tiêu chuẩn của quá trình mạ kẽm diễn ra theo 8 bước như sau:
- Tẩy dầu mỡ: sản phẩm sẽ được ngâm trong dung dịch tẩy dầu từ 10 đến 15 phút
- Tẩy rỉ sét: ngâm sản phẩm trong dung dịch axit clohiđric nồng độ từ 8% – 15%
- Tẩy dầu điện hóa: tách mỡ từ hai quá trình trước trên bề mặt sản phẩm
- Trung hòa: sản phẩm được nhúng vào dung dịch axit clohidric để loại bỏ ion sắt và các mảng bám oxit
- Xi mạ kẽm: tạo một lớp kẽm trên bề mặt sản phẩm
- Hoạt hóa: tăng độ bóng của sản phẩm
- Cromat hóa: xử lý để tăng độ chống ăn mòn của sản phẩm
- Sấy khô
Có nhiều hệ mạ kẽm (phụ gia mạ kẽm) được sử dụng nhưng phổ biến nhất là hệ acid và hệ kiềm. Tuy nhiên khi mạ kẽm có thể xảy ra một số lỗi trên sản phẩm ở hai hệ trên như lớp xi mạ tối và giòn, lớp mạ bị rỗ nhám, lớp mạ bị tối và cháy, lớp mạ màu nâu, lớp mạ tối, lớp mạ có độ phủ kém, lớp mạ có đốm hoặc xù xì ở mạ kẽm hệ acid. Đối với mạ kẽm hệ kiềm có thể xảy ra một số lỗi như lớp mạ mờ, lớp mạ xù xì có gai, lớp mạ rộp và bám dính kém, lớp mạ bị mờ ở mật độ dòng cao.